Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Những cái nhất “ngược đời” chỉ có ở giao thông Việt Nam

Xe cộ
Chia sẻ bài này?

(KTMV – Kiến Thức Mẹo Vặt) – Có những cái nhất làm cho chúng ta tự hào, nhưng cũng có cái nhất khiến chúng ta phải ngẫm lại. Cùng điểm qua một vài cái nhất “ngược đời” của Việt Nam so với thế giới được chúng tôi tổng hợp lại dưới đây.

1. Số lượng xe máy nhiều nhất

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Theo thống kê của của bộ GTVT, hiện tại số lượng moto, xe máy có đăng ký ở Việt Nam (bao gồm cả những xe hết hạn sử dụng) là khoảng 43 triệu chiếc. Với số dân của Việt Nam là 95 triệu người, chia theo bình quân thì 1000 người dân Việt Nam sở hữu 450 xe máy. Tuy nhiên, so với thế giới chúng ta chỉ xếp hạng thứ 2 về tỉ lệ sở hữu xe máy trên đầu người. Dẫn đầu là một đất nước nhỏ bé nhưng phát triển, khi nhắc đến nhiều người sẽ phải bất ngờ: Đài Loan

Thua xa về dân số so với Việt Nam, Đài Loan chỉ có 24 triệu dân nhưng đất nước này có tới 15 triệu xe máy. Trung bình 1000 người thì có 670 người sử dụng xe máy.

GDP đầu người Đài Loan khoảng 2000 USD / tháng, giá xe oto rẻ hơn so với Việt Nam gấp 3 lần. Nhưng xe máy vẫn được người dân ưa chuộng bởi sự nhỏ gọn và linh động.

* Gợi ý:  SKU Là Gì? Hướng Dẫn Đặt Mã SKU Cho Sản Phẩm

Các loại xe máy được ưa chuộng là loại xe cỡ nhỏ, không cồng kềnh thuộc 2 thương hiệu chính là SYM và Kimco, được sản xuất trực tiếp tại địa phương. Giá xe máy cũng khá rẻ, quy đổi theo tiền Việt, chỉ với 10 triệu đồng là bạn đã có cho mình một chiếc xe tay ga như Yamaha Cuxi. Thị trường Đài Loan nhãn hiệu Honda phải khá chật vật để tồn tại.

Dù có lượng xe oto và xe máy lớn nhưng giao thông Đài Loan không hề xảy ra ùn tắc. Quy hoạch hạ tầng giao thông rộng rãi, có làn đường dành riêng cho xe máy. Không gian vỉa hè được thiết kế phần dành riêng cho đỗ xe nhưng vẫn đảm bảo có phần đường cho người đi bộ. Mặt khác, ý thức tham gia giao thông của người dân Đài Loan cũng rất tốt nghiêm chỉnh chấp hành các biển báo và hệ thống đèn tín hiệu.

2. Con đường đắt nhất thế giới

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Đó là đoạn đường tại Hà Nội từ Hoàng Cầu đến Láng Hạ – Giảng Võ (Đống Đa). Theo báo cáo, đoạn đường dài khoảng 700m nhưng tiêu tốn hết 1.767 tỷ đồng. Trung bình chi phí là 2,5 tỷ mỗi mét. Một kỷ lục của thế giới.

3. Nhiều trạm thu phí nhất

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Trên thế giới tỉ lệ vốn BOT trong tổng vốn đầu tư hạ tầng giao thông chỉ khoảng 10% (chuyên gia Fulbright). Còn tại Việt Nam, tỉ lệ này lên đến 40%. Chuyên gia kinh tế, GS.TS Võ Đại Lược nhận định: “Tôi cũng đi nhiều nơi trên thế giới, tôi chưa thấy chỗ nào nhiều trạm thu phí BOT như ở Việt Nam. Trạm thu phí của họ cũng thấp, chứ không phải nhiều như ở Việt Nam mình”.

* Gợi ý:  KPI Là Gì? Cách Xây Dựng Và Tính Toán Chỉ Số KPI (S.M.A.R.T)

Mô hình chung BOT làm tăng chi phí vận tải và làm tăng giá các sản phẩm được vận chuyển, Ví dụ một doanh nghiệp thuê xe tải để vận chuyển hàng nông sản. Giá thuê xe tải chở hàng tính cả phí cầu đường, do đó giá nông sản bắt buộc phải tăng giá.

4. Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới.

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Do chính sách hạn chế xe oto, nên có rất nhiều loại thuế áp lên làm giá xe oto Việt Nam thuộc loại đắt nhất thế giới. Trung bình một chiếc xe nhập về Việt Nam sau khi tính toán xong các loại thuế thì giá tăng lên gấp 3 lần.

5. Bấm còi nhiều nhất

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam khá ngạc nhiên khi tiếng còi xe trở thành một âm thanh “sống động” không thể thiếu khi tham gia giao thông. Đèn đỏ còn 5s bấm còi nhắc nhở người phía trước. Đèn xanh còn 1-2 giây cũng bấm còi sợ người phía trước dừng lại, mình không qua được. Có khoảng trống nào vượt lên được thì bấm còi cố gắng len lỏi, chen vào.

Đủ loại còi xe từ xe máy, xe hơi thậm chí là còi hơi của xe tải chở hàng, xe container khiến nhiều người giật mình. Có lẽ ở Việt Nam từ lâu đã không còn tồn tại cái gọi là “văn hóa còi xe”.

Tại Thái Lan, bấm còi tức là thể hiện thái độ không tôn trọng. Còi chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Còn đang lưu thông bình thường mà bạn bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam, những người đi đường đi sẽ “hỏi thăm” bạn ngay.

6. Hỗn loạn nhất

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Không cần phân biệt già trẻ, lớn bé, giàu nghèo, thuê xe tải chở hàng hay xe container, xe máy hay oto… Mọi người đều có thể di chung đường của nhau. Xe máy qua làn oto, oto qua làn xe máy, thản nhiên mở cửa xe vứt rác bất kì lúc nào. Đặc biệt vào giờ cao điểm, hàng ngàn chiếc xe chen chúc, cứ có khoảng trống là luồn lách, mệnh ai nấy chạy, tạo nên một bức tranh cực kỳ hỗn loạn.

* Gợi ý:  Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu ( Passport )

7. Lực lượng cảnh sát giao thông hùng hậu

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Có rất nhiều lực lượng tham gia điều tiết và giải quyết các tình huống giao thông. Trực tiếp là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và các cảnh sát khác (cảnh sát cơ động, phản ứng nhanh, bảo vệ, quản lý hành chính, công an xã, dân phòng…). Số lượng đông đảo nhưng hiệu quả điều tiết còn khá hạn chế bởi đây là lĩnh vực “nhạy cảm”.

8. Ý thức giao thông kém nhất

Những lầm tưởng về tiết kiệm xăng

Phần lớn khi nói đến tắc đường, ùn ứ người dân Việt Nam thường đổ lỗi cho nhà nước, cho cơ sở hạ tầng, cho người đi trước mà chưa bao giờ nhìn lại chính mình.

Ai cũng muốn về nhà nhanh, về nhà sớm mà không nghĩ cho an toàn của bản thân mình và những người xung quanh. Gặp đèn vàng thì cố lên chút nữa. Đèn đỏ còn 5s, bấm còi inh ỏi, hùng hổ tiến lên vạch qua đường. Lãng lách, đánh võng, xay sỉn… đủ kiểu nhưng khi hỏi thì lúc nào cũng có lý do chính đáng. Thậm chí dừng đèn vàng còn bị chửi là “ngu” thì đúng là chuyện thật như đùa chỉ có ở Việt Nam.

Ngay cả cái chuyện qua đường tưởng chừng đơn giản, Vậy mà các công ty du lịch, trước khi qua Việt Nam hành khách phải được học cách qua đường sao cho không bị tai nạn. Qua đường trở thành nỗi ám ảnh và trở thành một trò chơi mạo hiểm với nhiều du khách nước ngoài.

Tham khảo internet – Kiến Thức Mẹo Vặt

Chia sẻ bài này?