Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Kinh nghiệm Chuyển giới Come out
Chia sẻ bài này?

Việc chuyển đổi giới tính về mặt thể chất là một quá trình phức tạp và không phải ai cũng tiến hành theo các bước giống nhau. Một số người chọn liệu pháp hormone đơn độc hoặc phẫu thuật chuyển giới lớn để chuyển giới. Tuy nhiên, người có ý định chuyển giới cần quan tâm đến các bước sau đây.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Chuyển giới là gì?

Chuyển giới nói về giới tính bị chuyển đổi so với giới tính ban đầu. Cụ thể: Giới tính ban đầu là Nam, và chuyển sang giới tính mới là Nữ, tương tự với giới tính ngược lại: Giới tính ban đầu là Nữ, và chuyển sang giới tính mới là Nam.

Người chuyển giới (Transgender) là gì?

Người chuyển giới (tiếng Anh: Transgender) hay còn gọi là người hoán tính, là trạng thái một người nhận thức bản thân thuộc về một giới tính mà giới tính đó không đồng nhất với đặc điểm giới tính của cơ thể khi sinh ra.

Chẳng hạn, một người sinh ra với bộ phận sinh dục nữ sẽ được chỉ định là nữ nhưng lớn lên lại nhận thức bản thân là nam, hoặc một người sinh ra với dương vật sẽ được chỉ định là nam nhưng nhận thức bản thân là nữ. Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó đã qua phẫu thuật chuyển giới hay chưa.

Bản dạng giới (Nhận thức giới tính) hoàn toàn độc lập với xu hướng tính dục (Tình cảm/ Tình yêu). Họ có thể là người dị tính, đồng tính, song tính, toàn tính hay vô tính,… (Xu hướng tính dục). Một số khác có thể cho rằng xu hướng tính dục không áp dụng đối với họ, vậy nên họ không dán nhãn cho bản thân mình. Người phi nhị nguyên (Phi nhị giới/ Đa dạng giới/ Non-binary) có thể được coi là người chuyển giới, bởi họ nhìn nhận bản thân có giới tính không khớp với đặc điểm giới tính của cơ thể khi sinh ra của mình.

Những ai không phải người chuyển giới thuờng là người hợp giới. Không phải tất cả những người chuyển giới đều muốn qua can thiệp y tế (Chuyển đổi giới tính), tuy nhiên hầu hết đều mong muốn có thể hiện giới phù hợp với mình.

Người chuyển giới gặp phải chứng rối loạn định dạng giới (nay được gọi là “bức bối giới”), và một số tìm đến các phương pháp điều trị y tế như liệu pháp tiêm hormone, phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc liệu pháp tâm lý.

Nhiều người chuyển giới không phẫu thuật bộ phận sinh dục mà chỉ sử dụng hormone và/hoặc phẫu thuật ngực, những trường hợp này thực chất vẫn mang giới tính cũ chứ chưa hề chuyển đổi giới tính, bởi các bộ phận sinh dục, các tuyến hormone trong cơ thể họ vẫn còn nguyên vẹn và còn đầy đủ chức năng. Nếu ngừng sử dụng thì chỉ sau một thời gian ngắn (khoảng mấy tháng), hormone nhân tạo sẽ bị cơ thể đào thải, và các đặc điểm giới tính của họ sẽ quay trở về như giới tính ban đầu. Bởi vậy, để tránh sự mập mờ về giới tính (giấy tờ tùy thân là “nam” nhưng bộ phận sinh dục lại của “nữ” hoặc ngược lại), đa số các nước chỉ cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân sau khi người chuyển giới đã phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục, còn nếu chỉ sử dụng hormone và phẫu thuật ngực thì vẫn chưa thể được thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân.

Chuyển đổi giới tính là gì? – Can thiệp y học

Chuyển đổi giới tính là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người, bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý, tiêm hormone, và cuối cùng là phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục…

Giới tính của một người chủ yếu được xác định dựa vào đặc điểm bộ phận sinh dục. Người đã thực hiện chuyển đổi giới tính được định nghĩa là người đã phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục của nam thành nữ hoặc ngược lại (cắt bỏ dương vật và tinh hoàn rồi tạo hình âm đạo giả đối với nam chuyển giới, hoặc cắt bỏ âm đạo và buồng trứng rồi tạo hình dương vật giả đối với nữ chuyển giới).

Các dạng phẫu thuật thẩm mỹ khác có thể đi kèm (tiêm hormone, phẫu thuật ngực, hông, khuôn mặt…) nhưng chúng không được coi là phẫu thuật chuyển giới, vì chỉ khi can thiệp vào bộ phận sinh dục thì mới được coi là chuyển giới. Do đó, đa số các nước chỉ cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân sau khi người chuyển giới đã phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục, còn nếu chỉ sử dụng hormone hoặc chỉ phẫu thuật ngực thì vẫn chưa thể được thay đổi giới tính trên giấy tờ.

Chuyển đổi giới tính không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ Người chuyển giới (Transgender) dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Một số vấn đề cần lưu ý đối với việc chuyển đổi giới tính:

  • Không được nhầm lẫn “phẫu thuật chuyển giới” với phẫu thuật thẩm mỹ ở người chuyển giới. Chỉ khi can thiệp vào bộ phận sinh dục thì mới được coi là phẫu thuật chuyển giới, còn việc người chuyển giới phẫu thuật chỉnh sửa các bộ phận khác như phẫu thuật ngực (cắt hoặc độn vú), chỉnh sửa vai, khuôn mặt, bơm mông… để cho có ngoại hình giống với giới tính mới (nhưng lại không chỉnh sửa vào bộ phận sinh dục) thì đó vẫn chỉ được coi là phẫu thuật thẩm mỹ. Ví dụ: một người nam chuyển giới đi phẫu thuật bơm ngực để có bộ ngực giống phụ nữ, nhưng anh ta không phẫu thuật bộ phận sinh dục (dương vật và tinh hoàn), thì người đó về bản chất vẫn có cơ thể là nam chứ không phải nữ (vì anh ta vẫn còn dương vật và tinh hoàn, nên vẫn có thể xuất tinh và làm bố), nên chưa thể coi người đó đã thực hiện chuyển đổi giới tính.
  • Người chuyển giới thường sử dụng hormone (hoóc-môn) nhân tạo qua đường tiêm hoặc uống, trong thời gian liên tục nhiều năm. Hormone nhân tạo sẽ khiến một số đặc điểm giới tính của họ biến đổi (nam giới bị thoái hóa cơ bắp và rụng râu, nữ giới sẽ phát triển cơ bắp, mọc râu và giọng ồm đi), nhưng cần lưu ý là tác dụng của hormone chỉ là tạm thời. Nếu người chuyển giới ngừng sử dụng hormone thì chỉ sau một thời gian ngắn (khoảng mấy tháng), hormone nhân tạo sẽ bị cơ thể đào thải, và các đặc điểm giới tính của họ sẽ quay trở về như giới tính ban đầu. Có nhiều người chuyển giới không hề phẫu thuật bộ phận sinh dục mà chỉ dùng hormone, tuy ngoại hình của họ đã biến đổi nhưng xét về bản chất thì họ vẫn mang giới tính cũ chứ chưa hề chuyển đổi giới tính, bởi các bộ phận sinh dục, các tuyến hormone trong cơ thể họ vẫn còn nguyên vẹn và còn đầy đủ chức năng, chỉ cần ngừng sử dụng hormone nhân tạo là họ sẽ trở về giới tính ban đầu. Ví dụ: một phụ nữ chuyển giới sử dụng hormone nam trong nhiều năm nhưng không phẫu thuật bộ phận sinh dục (âm đạo, tử cung và buồng trứng), nếu người đó ngừng sử dụng hormone nam, chỉ mấy tháng sau là người phụ nữ đó sẽ lại có kinh nguyệt, hoàn toàn có thể mang thai và làm mẹ như bình thường).
  • Bởi 2 vấn đề trên, để tránh sự mập mờ về giới tính hoặc lách luật, luật pháp ở phần lớn các nước chỉ cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ sau khi người chuyển giới đã phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục, còn nếu chỉ sử dụng hormone hoặc chỉ phẫu thuật ngực thì vẫn chưa thể được thay đổi giới tính trên giấy tờ.

Phẩu thuật chuyển giới là gì? – Trong chuyển đổi giới tính

Như đã nói ở trên, chuyển đổi giới tính trong đó có bao gồm Phẩu thuật chuyển giới (Chuyển đổi bộ phận sinh dục).

Phẫu thuật chuyển giới (tiếng Anh: Sex reassignment surgery, viết tắt là SRS), còn gọi là giải phẫu chuyển đổi giới tính, phẫu thuật xác định lại giới tính, phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục, hoặc nói thông dụng chuyển đổi giới tính) là một dạng phẫu thuật nhằm sửa đổi các bộ phận sinh dục của một người từ giới tính nam sang nữ hoặc ngược lại (dương vật và tinh hoàn đối với nam; âm vật, âm đạo, tử cung và buồng trứng đối với nữ).

Chú ý không nhầm lẫn “phẫu thuật chuyển giới” với khái niệm “chuyển đổi giới tính”. Việc chuyển đổi giới tính bao gồm việc phẫu thuật chuyển giới và điều trị hoóc-môn lâu dài, như vậy có nghĩa là phẫu thuật chuyển giới chỉ là công đoạn đầu tiên của chuyển đổi giới tính.

Phẫu thuật chuyển giới thường được áp dụng với những người chuyển giới do mắc chứng bệnh mặc cảm giới tính – Gender dysphoria (tên cũ là “Rối loạn định dạng giới”), tuy nhiên vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi về y đức (nên giúp các bệnh nhân này điều trị tâm lý để họ không còn muốn chuyển giới nữa, chứ không nên phẫu thuật cắt sửa những bộ phận khỏe mạnh của họ). Việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính cũng có thể được thực hiện trên người lưỡng tính (tức là những người có bộ phận sinh dục bị khuyết tật, không xác định rõ là nam hay nữ), thường là trong giai đoạn trẻ em.

Cách xác định lại giới tính?

Xác định lại giới tính gồm 2 trường hợp chính:

  • Xác định lại giới tính từ lúc sinh ra do bị khuyết tật bẩm sinh về cơ quan sinh dục (1);
  • Xác định lại giới tính khi trưởng thành, cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng lại cảm thấy bản thân thuộc giới tính khác, và thể xác hiện tại không đúng với thể xác mong muốn (2).

Ở Việt Nam: Với trường hợp (1), Y học và Pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện xác định lại giới tính bất kỳ lúc nào, được thừa hưởng mọi quyền liên quan đến giới tính sau khi xác định lại giới tính, được phép thay đổi họ tên và giới tính trên giấy khai sinh,… Cụ thể:

* Gợi ý:  Người chuyển giới phải trải qua 30 cuộc phẫu thuật đau đớn mức nào?

Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 2 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính quy định:

– Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;

– Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;

– Gen biệt hoá tinh hoàn là gen mã hoá yếu tố xác định tinh hoàn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể Y mà nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì đó chính là yếu tố của sự phát triển, hình thành tinh hoàn có biểu hiện cho nam giới.

Như vậy, trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác như giới thiệu ở trên thì pháp luật cho phép được xác định lại giới tính.

Hồ sơ, thủ tục xác định lại giới tính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP như sau:

1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:

a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.

2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:

a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Ở Việt Nam: Với trường hợp (2), Y học và Pháp luật Việt Nam chưa cho phép thực hiện xác định lại giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định nghiêm cấm hành vi thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.

Như vậy, mặc dù có biểu hiện bên ngoài không phù hợp với giới tính nhưng nếu không thuộc trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác như giới thiệu ở trên (Trường hợp 1) thì pháp luật không cho phép chuyển đổi giới tính.

Do đó, đối với những người chuyển giới về ngoại hình, hay đã can thiệp y tế, hoặc đã phẩu thuật chuyển đổi giới tính ở nước ngoài, sẽ không thể nộp hồ sơ cải chính lại hộ tịch: Thay đổi họ tên, Thay đổi giới tính, thừa hưởng mọi quyền lợi của giới tính sau khi thay đổi,…

Hy vọng trong tương lai, pháp luật Việt Nam sẽ ưu ái hơn với những người chuyển giới thuộc trường hợp 2.

Nguồn tham khảo: Sở tư pháp – Hệ thống pháp luật Việt Nam.

Kinh nghiệm chuyển giới, quá trình chuyển giới (Cơ bản):

Chuyển giới từ nam sang nữ (trở thành phụ nữ), hoặc ngược lại từ nữ sang nam (trở thành đàn ông), là một quá trình mang tính cá nhân và riêng biệt. Không có phương pháp “đúng” hay “sai” trong việc chuyển đổi giới tính. Trong khi một số người chọn phẫu thuật chuyển giới (SRS), số khác lại thấy liệu pháp thay thế hoóc-môn (HRT) là đã đủ đối với họ. Chuyển giới là một quá trình lâu dài, đắt đỏ và đầy rủi ro, nhưng kết quả có thể rất xứng đáng. Hãy kiên nhẫn và tìm sự ủng hộ từ bạn bè và gia đình của bạn.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Hiện tại, Việt Nam chưa ủng hộ và có luật cụ thể cho Người chuyển giới như một số nước lớn trên thế giới (Mỹ, Anh,…). Do đó các bệnh viện, cơ sở y tế chưa thể can thiệp vào (Y tế Việt Nam đủ năng lực, nhưng do luật chưa cho phép) những người khỏe mạnh cơ thể phát triển đầy đủ can thiệp y tế để chuyển đổi giới tính, chuyển giới hợp thức hóa (công nhận trên giấy tờ, khám sức khỏe và điều trị hormone,…). Vì vậy, phần này của bài viết sẽ không thể theo một quy chuẩn điều trị phác đồ y tế Việt Nam mà sẽ tham khảo dựa trên một số kiến thức như:

  • Kinh nghiệm của những người đi trước
  • Kinh nghiệm của những người chuyển giới trên thế giới
  • Kinh nghiệm đúc kết từ những phương pháp điều trị ở một số quốc gia được phép (Thái Lan, Hàn Quốc,…)

a. Tự kiểm tra/ Đánh giá sức khỏe – Khám tâm lý

Có 2 trường hợp, nếu bạn thuộc nhóm những người bị dị tật bẩm sinh chưa xác định lại giới tính và cần được xác định lại giới tính, thì bạn có thể đến các bệnh viện lớn để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ. Nhưng nếu bạn là một người khỏe mạnh, bình thường, và có nhận thức giới tính hiện tại không đúng với giới tính bạn mong muốn, thì thật đáng tiếc, bạn không thể đến các Bệnh viện để được thăm khám và điều trị công khai một cách hợp thức hóa.

Căn cứ theo Luật pháp, Việt Nam chưa cho phép người chuyển giới chuyển đổi giới tính và hợp thức hóa giấy tờ, nhưng không cấm người chuyển giới. Vì vậy, bạn có mong muốn và nguyện vọng chuyển giới, thì vẫn có thể.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Đầu tiên, nếu bạn đủ nhận thức và hiểu về sức khỏe cũng như tâm lý của người chuyển giới, bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe – tâm lý tại nhà hoặc tham khảo sự tư vấn từ cộng đồng chuyển giới. Nếu không, bạn phải nói chuyện với một nhà tâm lý học hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần khác.

Bác sĩ trị liệu sẽ xác nhận rằng liệu bạn có đang mắc chứng phiền muộn giới tính, vốn từng được gọi là “rối loạn định dạng giới”. Những người mắc chứng này cảm thấy họ phải là người khác giới, điều này khiến họ đau khổ. Sau đó, nhà trị liệu sẽ đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về những gì liên quan đến chuyển giới, chẳng hạn như quyết định chuyển đổi giới tính bằng hormone hay có khả năng là phẫu thuật, đồng thời cũng phân tích rõ các rủi ro và hạn chế của phẫu thuật chuyển giới. Tiến sĩ Jamison Green, Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Thế giới về Sức khỏe Người chuyển giới (WPATH) cho biết hầu hết mọi người đều có từ hai đến ba lần đến thăm bác sĩ trước khi quyết định chuyển giới được đưa ra. Nếu mọi việc tiến triển tốt, bác sĩ trị liệu sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ nội tiết hoặc chuyên gia về hormone.

b. Suy xét về quyết định Chuyển giới (transgender) – Chuyển đổi giới tính (transsexual)

Việc chấp nhận bản thân là người transgender (một người không xác nhận giới tính bẩm sinh của mình trùng với giới tính mà họ mong muốn) – khác với việc quyết tâm sống cuộc sống của người transsexual (một người đã hoặc muốn nhờ đến sự can thiệp của y học để thay đổi giới tính).

Chuyển giới là một quá trình dài, đầy rủi ro, tốn kém và không thể quay lại như trước được. Trước khi hạ quyết tâm tìm đến việc trị liệu, bạn hãy dành thời gian để tự suy ngẫm quyết định của mình, viết nhật ký mỗi ngày và thảo luận với một người bạn thân mà bạn tin cậy hoặc với các thành viên của một nhóm hỗ trợ chuyển giới.

Nếu nơi bạn ở không có các nhóm hỗ trợ của người chuyển giới, bạn có thể tìm kiếm các nhóm hỗ trợ trên mạng.

Ở bước này, bạn có 2 sự lựa chọn: Một là Chuyển giới can thiệp y tế như: Phẩu thuật thẩm mỹ, Điều trị hormone, Ăn mặc theo giới tính mong muốn, sống cuộc sống đúng với giới tính mong muốn. Hai là Chuyển giới can thiệp y học để thay đổi giới tính: Phẩu thuật chuyển đổi giới tính bộ phận sinh dục trên cơ thể. Trường hợp bạn muốn kết hợp cả 2 sự lựa chọn trên, thì khuyến khích nên theo trình tự Một, Hai.

Sau khi đã có sự lựa chọn, bắt đầu tiến hành nghiên cứu, tìm tòi về sự lựa chọn đó như: Quá trình, rủi ro, chi phí, nơi thực hiện, thời gian, di chứng, hậu phẫu, dịch vụ,…

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Lời khuyên: Bạn không nên vội vàng trong quyết định chuyển giới, nó cần thời gian và quá trình dài, một hành trình dài để thay đổi toàn bộ. Nhiều người hay nói vui rằng: Chuyển giới giống như việc bạn chết đi sống lại một lần nữa, bạn phải lớn lên một lần nữa, dậy thì một lần nữa, và làm lại cuộc sống một lần nữa! Đó là lý do những người chuyển giới luôn có nghị lực sống vượt trội, họ thường bảo nhau rằng: Người ta cố gắng một, thì tụi tui cố gắng tới mười lận!

Riêng Ngân, Ngân thường ví quá trình chuyển giới như một quá trình trưởng thành của cây cối. Đầu tiên là xác định chính xác loại cây, tìm tòi nghiên cứu vùng đất có thể trồng được loại cây đó, chuẩn bị tinh thần chiến đấu nếu có sự cố xảy ra (hạn hán, dịch bệnh, sự phá hoại,…). Sau đó bạn cần phải có một thời gian dài để chăm bón, chăm sóc cho cây của bạn, tối thiểu là 1 năm để cây có thể trưởng thành. Nếu bạn vội vàng trong việc chuyển giới thì nó cũng giống như việc dùng các loại hóa chất độc hại để kích thích cho cây nhanh trưởng thành vậy, có thể cây sẽ rất đẹp và đồ sộ nhưng trong bền vững thì…không! Do đó, chúng ta nên chọn sự bền vững, lâu dài, chắc chắn, chất lượng thay vì nhanh.

* Gợi ý:  Phẫu thuật chuyển giới - Những bí mật chưa kể - Kỳ 4/7: Tận cùng đớn đau là hạnh phúc

Nhiều người có quan điểm: Tui mà có thật nhiều tiền, tui sẽ đập đi xây lại 1 phát 1, mở mắt ra tui thành một người khác (chuyển toàn bộ trong 1 lần, bao gồm: Phẩu thuật thẩm mỹ, Phẩu thuật chuyển đổi giới tính,…). Như vậy là không nên, tuyệt đối không nên. Bạn nên tuân thủ quá trình của tự nhiên, bạn sẽ thấy nó nhiệm màu! Việc lợi dụng rút ngắn thời gian chuyển đổi hoặc lạm dụng thẩm mỹ sẽ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả trong tương lai.

c. Tiến hành nghiên cứu về Chuyển giới (Transgender) nói riêng và LGBT nói chung

Đọc và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về quá trình chuyển giới. Tự nghiên cứu về các lợi ích, rủi ro và chi phí của quá trình này. Tìm hiểu về các thủ tục khác nhau, chuẩn bị tinh thần để chống lại sự phân biệt đối xử và dự tính khoản tiền mà bạn cần chi trả để hoàn thành quá trình chuyển giới.

Bạn có thể thu thập thông tin từ nhiều nơi và thông qua các phương tiện khác nhau. Tra cứu thông tin trên mạng – dùng những từ khóa như “LGBTQ”, “nam sang nữ”, hoặc “người chuyển giới”. Tìm những tài liệu và sách có liên quan tại thư viện. Các thành viên trong nhóm hỗ trợ cũng sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn. Hãy sử dụng tất cả làm nguồn thông tin!

Quá trình chuyển đổi giới tính là duy nhất và riêng biệt với từng người. Cho dù không muốn trải qua tất cả các thủ thuật y khoa, bạn vẫn nên tự nghiên cứu về toàn bộ quá trình chuyển giới. Những kiến thức này sẽ giúp bạn có một quyết định sáng suốt.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Lời khuyên: Kinh nghiệm, kiến thức, tài liệu liên quan đến chuyển giới hiện tại đã có rất nhiều trên mạng, từ phiên bản tiếng anh cho đến tiếng việt, từ cá nhân cho đến tổ chức cộng đồng đăng tải trên mạng. Việc còn lại là tham khảo, tìm kiếm, đưa ra nhận định đúng sai, chọn thông tin phù hợp với quan điểm cá nhân của bạn. Vì quy trình chuyển đổi của mỗi người là khác nhau, ý nghĩa mục đích cũng khác nhau, kế hoạch cũng khác nhau. Bạn cũng có thể hỏi trực tiếp từ những người đi trước, nhưng hạn chế hỏi đào sâu, hỏi quá nhiều, hay cái gì cũng hỏi (hỏi bất chấp),… Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới họ, vì họ cũng như mình, họ cũng phải cực khổ chuyển đổi, họ chỉ hoan chỉ chia sẻ một số điều căng bản mà họ biết, chứ không thể nào ngồi trả lời tất tần tật câu hỏi của bạn cũng như giúp bạn chuyển giới. Hay nói cách khác, nó là do duyên số, do kết quả của sự cố gắng.

Với hiện nay, việc chuyển giới cũng dễ dàng hơn so với ngày xưa, việc tiếp cận kiến thức cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó mà bạn không nên làm phiền những người đi trước, mà hãy tham khảo tìm tòi thông tin có trên mạng. Những người đi trước, họ có nhiều kinh nghiệm nhưng họ lại là những người chịu nhiều thiệt thòi hơn chúng ta sau này.

Bản thân Ngân cũng vậy, Ngân sẽ rất hoan hỉ khi bạn có sự nghiên cứu tìm tòi, chịu khó chịu cực tìm hiểu ngâm cứu hơn là hỏi trực tiếp, hỏi bất chấp, hỏi và hỏi mà không thông qua bước tìm kiếm gì cả: Nào là hỏi về chi phí, nào là chuyển như vậy có này có kia không, rồi abz xyz,… rồi nuôi tóc như nào, rồi dùng hormone ra sao,… Bạn phải tự suy nghĩ rằng, những người đi trước họ có hỏi như vậy không? Hay là họ thiệt thòi hơn chúng ta? Vì hồi đó nó đâu như bây giờ, không ai chỉ, không có tài liệu, không có kinh nghiệm kiến thức, không có bất kỳ thức gì, không có ai ủng hộ, còn bây giờ thì quá đơn giản, search một phát là ra cả đống luôn, còn về hormone thì hỏi một phát là quá trời người bán, giá cả hợp lý, chứ ngày xưa thì….khó vô cùng, họ phải chấp nhận dùng thuốc tránh thai thay cho hormone (Dùng thuốc tránh thai về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe, để lại nhiều biến chứng, và tốn kém chi phí,…).

Nếu xét về gốc độ thuận tự nhiên, góc độ tâm linh. Những gì bạn cố gắng là những gì bạn đang tích góp cho sự thành quả trong tương lai. Bạn dùng hết tâm huyết của mình, dùng hết sự tự tin của mình vào thì chắc chắn kết quả của bạn sẽ nhận lại rất xứng đáng. Ông trời sẽ cảm thấy bạn bị nhiều thiệt thòi mà giúp đỡ cho bạn được tốt hơn.

d. Lên kế hoạch chuyển giới, lên kế hoạch thay đổi mọi thứ một cách khoa học

Theo kinh nghiệm bản thân của Ngân, một quá trình chuyển giới chuẩn sẽ có 3 giai đoạn, bạn cần đi theo từng giai đoạn sẽ tốt hơn là đi tắt hoặc gộp các giai đoạn lại. Nhưng luôn ghi nhớ câu: Chậm mà chắc – Ăn chắc mặc bền! Tốt nhất sẽ không rẻ, mà mắc nhất chưa chắc sẽ tốt nhất!

Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu

Chấp nhận bản thân, chấp nhận rủi ro, mạnh mẽ quyết đoán, tự tin come out, kiên nhẫn và cố gắng.

Sử dụng liệu pháp thay thế hormone – HRT. Quá trình này có thể mất 1 năm để cho ra kết quả khả quan.

Tốt nhất bạn nên trải nghiệm việc sử dụng hormone, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu trong quá trình tiến hóa trên cơ thể. Lưu ý: Hormone không phải là thuốc tiên, và chống chỉ định với những người sử dụng không đúng cách và không đi xét nghiệm máu định kỳ =)))) Để tìm hiểu về cách sử dụng hormone chuẩn y tế, tham khảo các bài viết tại chuyên mục: Dùng Hormone.

Quan trọng: Sử dụng hormone sẽ chắc chắn làm Giảm khả năng sinh sản của bạn. Sử dụng các hormone lâu dài có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ. Do vậy nhiều người chuyển giới muốn sinh con theo cách tự nhiên phải gửi tinh trùng hoặc trứng vào ngân hàng dự trữ. Ngoài ra sẽ gây ra nhiều biến chứng, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng, và sử dụng một cách khoa học – chuẩn y học.

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

– Cụ thể như sau:

Hormone đối với chuyển giới nữ là có thể gọi là nền tảng cho phép bạn dậy thì thêm một lần nữa theo đúng với giới tính bạn mong muốn, dù thế có những thứ không thể thay đổi nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy hài lòng về nó.

Những gì hormone giúp cho bạn: Để nhận thấy rõ rệt, bạn nên sử dụng hormone tối thiểu 1 năm trở lên

  • Làm cho cảm xúc của bạn thay đổi theo đúng với giới tính (Khá cao). VD: Hormone chuyển giới nữ sẽ làm cho bạn cảm thấy dịu dàng hơn, yếu đuối hơn. Ngược lại với Hormone chuyển giới nam, sẽ làm cho bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn, đồ sộ hơn.
  • Làm thay đổi một số điểm trên cơ thể như: Phân bổ lại lượng mỡ (Rất đáng kể), Phân bổ lại cơ bắp (Rõ rệt với chuyển giới nam), Thay đổi về lông và tóc (Rõ rệt với chuyển giới nam), Cơ quan sinh dục (Trung bình), Biến đổi về da (Rất đáng kể), Giọng nói (Chỉ với chuyển giới nam),…
  • Là nền tảng trước khi quyết định phẩu thuật chuyển đổi giới tính: Sau 1 năm dùng hormone, bạn vẫn cảm thấy rất hài lòng về quyết định, và vẫn giữ nguyên ý định phẩu thuật chuyển giới thì bạn đã đi đúng hướng (hoặc vẫn cảm thấy hài lòng nhưng không có ý định phẩu thuật chuyển giới vẫn được). Còn nếu bạn cảm thấy không hài lòng sau 1 năm dùng hormone, và muốn thay đổi không chuyển giới nữa, thì có thể ngừng dùng hormone.
  • Nếu bạn là chuyển giới nam, sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chu kỳ kinh nguyệt biến mất. Đối với chuyển giới nữ, là nền tảng để bạn nâng ngực dễ dàng, hoặc/và có bộ ngực nhô cao lên như nữ giới, cảm giác nhạy cảm hơn, đầu vú to hơn…

Về độ tuổi có thể dùng hormone, theo khuyến cáo của tổ chức y tế, bạn nên sử dụng hormone theo đúng liệu pháp, thường xuyên xét nghiệm máu để xác định chính xác nồng độ hormone trong cơ thể để được điều chỉnh đúng liệu trình, không lạm dụng cũng như không được sử dụng quá liều. Độ tuổi thích hợp là khi bạn đã trưởng thành, đó là khuyến cáo của tổ chức y tế theo cách an toàn. Nhưng nếu bạn muốn hormone phát huy tác dụng một cách tối đa thì thởi điểm là đang trong thời gian dậy thì. Quá trình dậy thì sẽ là lúc cơ thể thay đổi mạnh nhất, liệu pháp thay thế hormone sẽ điều chỉnh cách cơ thể thay đổi theo đúng với giới tính mong muốn đó.

Giai đoạn 2: Giai đoạn quyết định

Sau 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm dùng hormone. Bạn cảm thấy quyết định này là đúng đắn, thì đây sẽ là giai đoạn quyết định thay đổi cuộc đời của bạn.

Nếu bạn đang ở giai đoạn này, Ngân chắc chắn rằng mỗi 1 ngày là một nỗi buồn, 1 điều bức rức và 1 điều tồi tệ. Bởi vì:

  • Hối hận tại sao mình không biết và thực hiện nó sớm hơn?
  • Giá như…Mình sinh ra sẽ là… Mà không phải là…
  • Ước gì…Mình được là chính mình! Mình sẽ sống đúng với giới tính mới thôi! Ok triển khai!

Những kế hoạch mà bạn sẽ/hoặc/và/cần phải làm đó là: Kế hoạch come out, kế hoạch thay đổi ngoại hình, kế hoạch sống một cuộc sống mới,… Rồi mỗi ngày một hoàn thiện từ từ, bạn sẽ thấy nó thật tuyệt vời. Riêng bản thân Ngân lúc đó, mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng khi ngủ dậy, Ngân đều cười tủm tỉm, ôm con gấu bông trên tay và nói rằng: Hí hí, đây mới đúng là cuộc sống của tui, bé có thấy chị đáng yêu không!!! =))))

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Cụ thể như sau:

Đối với những kế hoạch này, mỗi người sẽ có sự khác nhau. Ngân sẽ đưa ra bảng kế hoạch chuẩn thôi nha, rồi tự ngâm cứu thêm nha, có còn hơn không =))) Chứ lúc trước, Ngân tự biên tự diễn luôn, mà chắc do hồi đó học chuyên ngành kinh doanh ra nên bị lập kế hoạch kinh doanh 1 xíu ^^.

Nếu bạn giỏi về Excel, hãy lập nó trên file excel, cứ mỗi 1 tab sẽ là 1 chuyên mục kế hoạch khác nhau. Cấu hình page setup khổ A4 hoặc A3 nằm ngang, đóng khung boder, tô màu cho đẹp. Để có muốn in ra thì đem đi in màu luôn.

Hoặc lập trên file word cũng được, nhưng đối với file word bạn nên chia mỗi 1 file là 1 chuyên mục kế hoạch khác nhau, sau đó đặt tên từng file theo từng chuyên mục kế hoạch đó. Sẽ dễ quản lý, tìm kiếm hơn. Cũng tương tự như excel, cấu hình page setup khổ A4 hoặc A3 nằm ngang, kẻ bản table, tô màu cho đẹp. Để có muốn in ra thì đem đi in màu luôn.

  • Kế hoạch thông tin bản thân: Chọn họ tên mong muốn và có ý nghĩa; Tạo lại e-mail mới; Tạo lại tài khoản mạng xã hội mới; Đăng ký một tên miền theo tên riêng cho nó oách (phankimngan.com) =)))); Xây dựng tiểu sử mới cho bản thân;…
  • Kế hoạch công việc – việc làm: Chọn ngành nghề mới phù hợp với bản thân/giới tính mới; Lên kế hoạch phát triển công việc, bản thân; Liệt kê những việc làm, những công ty mới có mối quan tâm đến LGBT nói chung và chuyển giới nói riêng (Trường hợp bạn làm kinh doanh tự do thì chọn ngành nghề phù hợp và có tiềm năng để kinh doanh hoặc thành lập công ty);…
  • Kế hoạch tiền bạc – chi phí: Liệt kê chi phí, dự trù chi phí. Cụ thể: Ăn uống, thuê trọ nếu như bạn bị đuổi ra khỏi nhà haha; Thuốc men; Chi phí xét nghiệm máu định kỳ; Chi phí phẩu thuật thẩm mỹ; Chi phí phẩu thuật chuyển đổi giới tính nếu muốn; Chi phí hậu phẩu; Chi phí bồi dưỡng; Chi phí rủi ro và một số chi phí khác,… À chi phí mua sắm, quần áo, đồ đặc, linh tinh các thứ.
  • Kế hoạch ăn mặc – mua sắm: Đối với chuyển giới nam thì khá nhẹ phần này, bạn có thể liệt kê sơ lược qua như: Quần áo nam, phụ kiện nam (Đồng hồ, nón, giày dép,…). Đối với chuyển giới nữ, khoản này khá tốn kém và cần thời gian dài để thay đổi hết mọi thứ như: Đầm, váy, quần, áo, nón, áo khoác, giày, dép, xỏ lỗ tai, phụ kiện cho nữ (lắc, nhẫn, dây chuyền, bông tai, kẹp tóc, cột tóc,…), đồ lót (quần lót, áo lót, áo lá,…), son phấn mỹ phẩm, dưỡng da, nuôi tóc dài, dầu dưỡng tóc, dụng cụ khác (máy sấy tóc, khăn tắm, khăn lau vùng kín, khăn lau tay, khăn lau mặt,…),…
  • Kế hoạch come out: Đối với kế hoạch này, theo Ngân là cũng khá quan trọng, nhất là với người chuyển giới như chúng ta. Lý do: Nếu bạn là người đồng tính thì rất dễ dàng cho việc come out, nhưng nếu bạn là người chuyển giới sẽ khó một chút. Như: Thay đổi ngoại hình đúng với giới tính mong muốn sẽ dễ come out hơn là chưa thay đổi gì mà lại come out, người ta sẽ hiểu lầm bạn là người đồng tính hơn là người chuyển giới; Come out sai thời điểm thích hợp sẽ làm cho bạn bị áp lực tâm lý trong công việc, học hành, người thân, gia đình, bạn bè,…;… Vì vậy, bạn cần suy nghĩ cho kỹ, lên kế hoạch thời gian rõ ràng cho come out đúng thời điểm, đúng lúc. Theo cá nhân của Ngân, thời điểm come out tuyệt vời nhất là lúc bạn bế quan xong, nghĩa là bạn đã hoàn thiện ngoại hình với đúng giới tính mong muốn (có thể là ăn mặc, tóc tai, tóm lại là nhìn trông ổn, không quá ngộ nghĩnh!), khi đó sẽ dễ dàng có dẫn chứng hơn với mọi người để come out. Vì lúc bạn bắt đầu bế quan chưa có thay đổi đáng kể gì cả nên không ai hiểu nó là gì, còn trong lúc bạn bế quan thì ngoại hình nó trông tệ lắm (kiểu như là cái gì cũng trong 50/50, dỡ dỡ ươn ươn, cầu kỳ thế nào!!!) sẽ làm cho mọi người hiểu sai về cái bạn muốn họ hiểu, nên sau bế quan là thời điểm thích hợp nhất để come out.
  • Kế hoạch chuyển đổi giới tính: Bao gồm 2 nhánh chính là Phẩu thuật thẩm mỹPhẩu thuật chuyển giới. Nếu bạn có mong muốn ý định Phẩu thuật chuyển giới thì nghiên cứu kỹ nơi làm phẫu thuật, thời gian, chi phí, chăm sóc hậu phẫu, thuốc men, thủ tục giấy tờ,… Về Phẩu thuật thẫm mỹ, nếu bạn thuộc tuýp người may mắn khi có ngoại hình tương đối phù hợp với giới tính mới rồi, sẽ đỡ tiền rất rất nhiều đấy (vì chi phí phẩu thuật thẫm mỹ khá cao, đụng 1 cái là cả mớ tiền, càng đẹp càng tốn tiền, đừng ham rẻ nha), lúc này bạn chỉ cần chỉnh vài cái cho hoàn thiện là quá tuyệt vời, ví dụ như: Spa chăm sóc da mặt lại cho xinh nè, Tiêm giảm mở giảm cơ, Tiêm filler,… Nhưng đối với người không thuộc tuýp may mắn có ngoại hình tuyệt vời thì sẽ cần rất nhiều tiền, thời gian để thực hiện thẩm mỹ, ví dụ như: Mài xương, thu nhỏ vùng xương, độn mông, độn ngực, gọt hàm, niềng răng, nâng mũi,…
  • À bổ sung thêm kế hoạch này nha, bạn có thể tách ra hoặc gộp vào Kế hoạch come out đều được: Kế hoạch xây dựng lại mối quan hệ: Xây dựng lại mối quan hệ bạn bè; Xây dựng lại mối quan hệ đồng nghiệp/ đối tác/ khách hàng; Gặp gỡ bà con, họ hàng,… Lưu ý: Kế hoạch này nên để cuối nha, vì nếu bạn chưa hoàn thiện mà đi ra mắt sớm quá, họ sẽ bị NGẠC NHIÊN + NGỠ NGÀNG + SUY NGHĨ LUNG TUNG đấy! Tốt nhất là nên sắp đặt một xíu, nghĩa là làm sao cho mọi thứ trở nên một cách có tự nhiên/ ngẫu nhiên, sự trùng hợp càng tốt.
    VD: Một người bạn cũ muốn hẹn bạn cà phê, mình có thể tận dụng cuộc gặp gỡ này để nói với họ rằng: -Tui sợ là ông sẽ không nhận ra tui khi gặp nhau đấy! -Tại sao? -Tại vì tui bây giờ có ngoại hình mới rồi, không như trước nữa -Là sao nhỉ? Nói rõ hơn được không?! -Nghĩa là tui đẹp hơn trước, có sức thu hút hơn trước! Và đặc biệt là nếu ông có người yêu rồi, cô ây sẽ ghen cho mà xem! -Nghĩa là…? -Hì, nghĩa là tui là một cô gái, hãy gọi tui là Ngân xinh đẹp dễ thương nha hông! -Wow vậy hã, thật không?? -Thật chứ, Ngân chắc chắn với ông luôn! -Vậy cho tui xem hình hay video call đi, tui mới tin! -Ô kê lun nha, nhưng mà ông kết bạn nick mới của tui đi, tại từ lúc tui thay đổi thì nick này ít dùng lắm, không có hình gì cả. Qua nick đó call nè, không thì xem hình tui đăng lên cũng nhiều lắm! -Ok! … -Trội ôi, bà đẹp vậy, chắc tui yêu bà luôn quá! -Khà khà!
* Gợi ý:  B2C Là Gì? Phân Biệt Mô Hình B2B Và B2C

Trong bảng kế hoạch, bạn nên liệt kê càng kỹ càng tốt. Có thể thêm mốc thời gian, địa điểm, mức độ ưu tiên, số thứ tự, tô màu, mô tả, ghi chú, phương án dự phòng (kế hoạch A, kế hoạch B | if A…, then B…)

Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện

Để qua được giai đoạn 3 này, bạn phải vượt qua được giai đoạn 2 và hoàn tất Kế hoạch come out ở trên.

Ở giai đoạn này tương đối nhẹ nhàng về tâm lý, cũng như các áp lực xung quanh bạn. Chủ yếu là tập trung vào hoàn thiện, trau truốt bản thân từng chút một, làm những kế hoạch dở dang, …

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Cụ thể như sau:

  • Giọng nói: Luyện giọng nói; Phẩu thuật giọng nói (Cân nhắc trước khi quyết định, Giọng sau phẩu thuật có thể sẽ làm cho bạn không hài lòng hoặc ngộ nghĩnh hơn)
  • Thay đổi giấy tờ: Cải chính hộ tịch nếu được; Cập nhật lại đặc điểm nhận dạng/ Ảnh CMND/CCCD;…
  • Trau chuốt bản thân: Điều chỉnh tóc tai cho phù hợp với giới tính mới; Điều chỉnh một số vị trí còn nét của giới tính cũ;…
  • Lên kế hoạch trong cuộc đời: Có người yêu, Lập gia đình, Định cư, Có baby,…
  • Hưởng thụ bản thân: Chụp ảnh nghệ thuật; Đi du lịch hưởng thụ; Xin vía xinh đẹp;…
  • Dặm phẩu thuật thẩm mỹ: Hoàn thiện bản thân để không còn bị phô/ thô kệch nữa,…
  • Làm điều mình thích: Thi hoa hậu người đẹp chuyển giới; Đóng phim LGBT; Viết Blog; Quay Vlog; Sáng tạo nội dung/sản phẩm/dịch vụ;…

Đối với những bạn chưa thực hiện phẩu thuật chuyển đổi giới tính, và có mong muốn hoàn thiện cơ thể 100%, thì lên kế hoạch ngay thôi! Xem như tới đây là bạn hoàn hảo rồi đấy! Tùy vào nhận định cá nhân từng người, mà việc hoàn thiện cơ thể ở mức khác nhau, trên đây là bài viết tương đối phù hợp cho tất cả các bạn cũng như phù hợp cho cả chuyển giới nữ và chuyển giới nam.

Bảo vệ mình khỏi sự phân biệt đối xử

Nghiên cứu từ các nguồn dành cho các thành viên của cộng đồng LGBTQI+, đặc biệt là người chuyển giới nữ, tỷ lệ bị phân biệt đối xử cũng như lạm dụng tình dục cao hơn người chuyển giới nam.

Hãy tìm hiểu các trung tâm, các nhóm hỗ trợ giành cho người chuyển giới hoặc LGBT. Nó sẽ giúp ít cho bạn nếu bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.

Có thể nhờ sự giúp đỡ từ bạn thân, một thành viên trong gia đình hoặc trong cộng đồng chuyển giới/ cộng đồng LGBT.

Hãy mạnh mẽ và dựa vào hệ thống hỗ trợ để vượt qua tình huống. Cuối cùng, có thể nhờ sự hỗ trợ của công an khu vực xã/phường, nhưng hãy nhớ rằng họ có thể bị những người khác can thiệp/mua chuộc trước đó, vì hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến hiện tại vẫn chưa có luật cụ thể bảo về quyền lợi của người chuyển giới, người trong giới LGBT.

Lời khuyên

Không bao giờ là quá muộn để chuyển giới. Ngay cả khi đã trưởng thành, bạn vẫn có thể chuyển giới và có một dáng vẻ tuyệt vời!

Đối với chuyển giới nữ: Sẽ có một thời kỳ bạn bị sưng ở núm vú và bầu vú, mức độ đau khác nhau tùy từng người. Nhớ ăn uống đúng cách và không ăn kiêng trong thời gian này để đạt được hiệu quả tối đa.

Đối với chuyển giới nam: Da nhờn hơn và mụn nhiều hơn, điều này sẽ bắt đầu từ một đến sáu tháng sau khi điều trị, hiệu quả tối đa sẽ xảy ra trong vòng một đến hai năm. Phì đại âm vật và teo âm đạo, điều này sẽ bắt đầu từ ba đến sáu tháng sau khi điều trị, hiệu quả tối đa sẽ xảy ra trong vòng một đến hai năm. Rụng tóc da đầu (chứng hói 2 bên đầu ở nam giới), điều này sẽ xảy ra trong vòng 12 tháng điều trị.

Bạn không cần phải phẫu thuật nếu không thấy thoải mái. Có một lựa chọn khác là thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc.

Quá trình chuyển đổi giới tính có thể khó khăn ít hay nhiều, tùy vào quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống.

Và cuối cùng, không nên làm phiền những người khác, người lịch sự tinh tế luôn tuân theo quy tắc “Không quá ba lần” – “Quá tam ba bận”. Nghĩa là bạn chỉ nên làm phiền người khác tối đa ba lần, và khi làm một việc gì đó nếu tới lần thứ 3 mà vẫn không thành công, thì hãy nên dừng lại, để suy nghĩ và tìm cách khác hiệu quả hơn. Ngoài ra, tùy người mà bạn nên hỏi hay không nên hỏi họ, không phải ai cũng có thể hỏi và trả lời!

Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Cơ bản)

Cảnh báo

Không dừng liệu pháp thay thế hoóc môn, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Việc bắt đầu trị liệu hoóc môn rồi ngừng lại có thể làm tổn thương hệ nội tiết.

Nếu bạn nhất định phải tự điều trị (điều này không được khuyến khích, nhưng một số người chuyển giới không có nhiều tiền có thể chọn vì vấn đề chi phí), bạn hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng.

Biên soạn bởi Phan Kim Ngân – ChuyenGioiNu.com.vn
Ở bài viết sau, Ngân sẽ ra phần 2 – Kinh nghiệm để chuyển giới một cách khoa học và hành trình tìm lại giới tính (Nâng cao)

Chia sẻ bài này?